Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Sẽ có chế độ ăn trưa cho giáo viên Mâm Non, thực hiện trên cả nước.

Câu hỏi như sau:
vợ tôi là giáo viên mầm non ở vùng biên giới , hiện nuôi con nhỏ 6 tháng.đặc thù công việc của vợ tôi là ngoài dậy giờ hành chính phải cho trẻ ăn và trông cho trẻ ngủ trưa, vợ tôi nuôi con nhỏ thì có phải làm thêm giờ vào buổi trưa như vậy không? Tôi muốn gửi tới quý bạn để nhận được sự tư vấn, tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời bạn đọc:
Theo quy định tại Thông tư 48/2011/TT – BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non:

 Điều 3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên

1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);

b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);

b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo
đúng quy định.


Điều 4. Giờ dạy của giáo viên

1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị
cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm
bảo làm việc 40 giờ/tuần.

2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần”.


Vậy: trong trường hợp của vợ anh, ngoài dậy giờ hành chính phải cho trẻ ăn và trông cho trẻ ngủ trưa. Do đó, đây được coi như là một đặc thù của công việc chứ không phải là chế độ làm thêm. Đối với giáo viên dạy mầm non 2 buổi/ngày như vợ anh thì chỉ cần dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo là làm việc 40 giờ/tuần. Nếu trong tuần, kể cả giờ dạy hành chính và giờ trông trẻ ăn, trông trẻ ngủ vượt quá 40 giờ/tuần thì thời gian vượt quá đó được coi là thời gian làm thêm. Mà theo quy định tại Điều 155, Bộ Luật lao động 2012 quy định về chế độ bảo vệ thai sản đới với lao động nữ thì pháp luật không cho phép người sử dụng lao động sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ.

“ Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.


Theo tôi căn cứ vào những quy định pháp luật trên, anh có thể xem xét để bàn bạc với vợ của mình ý kiến với Hiệu trưởng trường mầm non - nơi vợ anh đang công tác để có thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.
Hy vọng các cô giáo mầm non sẽ được hưởng chế độ ăn trưa trên cả nước.
Chúc các cô cùng gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Lừa chạy biên chế giáo viên Mầm Non

Theo cơ quan điều tra, hiện nay nhiều trường hợp nhận tiền để chạy vào biên chế giáo viên Mầm non.
Các bạn nên chú ý:
1. Theo cơ quan điều tra Ninh Bình, bà Nguyễn Thị A (sn 1970) đã nhận 100 triệu của cô S, hứa xin việc vào biên chế nhưng 2 năm vẫn không có tin tức gì. Cô S đòi lại tiền nhưng không được.
2.
............................

LỪA ĐẢO BẰNG CÁCH GỌI ĐIỆN THOẠI ĐẾN, MỌI NGƯỜI CẨN THẬN.


Hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp gọi điện thoại cho số đánh lô đề


Bà con cẩn thận. Chúng thường giả danh là người quen của người làm trong công ty xổ số, chúng làm theo các bước sau

Bước 1: Gọi điện đến và biết tên tuổi của bạn (bạn ngạc nhiên đúng không)???
Bước 2: Bảo bạn đánh 1 con số đề, lô.
Bước 3: Bảo là bạn ra tiền đánh rồi chia nhau

Những đặc điểm nhận dạnh loại tội phạm này

1. Giọng người gọi điện thoại đến cho bạn 90% là người miền nam
2. Ban đầu nếu bạn bảo đưa tiền thì bạn đi đánh, chúng sẽ tắt máy bảo 15p nữa gọi lại,. Sau đó chúng gọi lại và bảo bận việc nhờ bạn ra tiền đánh
3. Hãy tự bảo vệ mình nhé mọi người
đã rất rất nhiều người mất hàng trăm triệu đồng vì cái trò lừa đảo này đấy. Và bác tôi là một trong số đó nên tôi muốn chia sẻ với mọi người cảnh giác

Kinh nghiệm: Không ai cho không ai cái gì, không ngồi yên mà có ăn đâu các bạn ạ. Đừng tham mà thâm đó