Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Sẽ có chế độ ăn trưa cho giáo viên Mâm Non, thực hiện trên cả nước.

Câu hỏi như sau:
vợ tôi là giáo viên mầm non ở vùng biên giới , hiện nuôi con nhỏ 6 tháng.đặc thù công việc của vợ tôi là ngoài dậy giờ hành chính phải cho trẻ ăn và trông cho trẻ ngủ trưa, vợ tôi nuôi con nhỏ thì có phải làm thêm giờ vào buổi trưa như vậy không? Tôi muốn gửi tới quý bạn để nhận được sự tư vấn, tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời bạn đọc:
Theo quy định tại Thông tư 48/2011/TT – BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non:

 Điều 3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên

1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);

b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);

b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo
đúng quy định.


Điều 4. Giờ dạy của giáo viên

1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị
cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm
bảo làm việc 40 giờ/tuần.

2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần”.


Vậy: trong trường hợp của vợ anh, ngoài dậy giờ hành chính phải cho trẻ ăn và trông cho trẻ ngủ trưa. Do đó, đây được coi như là một đặc thù của công việc chứ không phải là chế độ làm thêm. Đối với giáo viên dạy mầm non 2 buổi/ngày như vợ anh thì chỉ cần dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo là làm việc 40 giờ/tuần. Nếu trong tuần, kể cả giờ dạy hành chính và giờ trông trẻ ăn, trông trẻ ngủ vượt quá 40 giờ/tuần thì thời gian vượt quá đó được coi là thời gian làm thêm. Mà theo quy định tại Điều 155, Bộ Luật lao động 2012 quy định về chế độ bảo vệ thai sản đới với lao động nữ thì pháp luật không cho phép người sử dụng lao động sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ.

“ Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.


Theo tôi căn cứ vào những quy định pháp luật trên, anh có thể xem xét để bàn bạc với vợ của mình ý kiến với Hiệu trưởng trường mầm non - nơi vợ anh đang công tác để có thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.
Hy vọng các cô giáo mầm non sẽ được hưởng chế độ ăn trưa trên cả nước.
Chúc các cô cùng gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

11 nhận xét:

  1. Vậy sao các trường mầm non cô giáo vấn phải làm việc từ 7h sáng đến 5h30 mới hêt giờ, 1 ngày 10 tiếng áp lực nhiều mà lương thì chỉ có 3triệu-3 triệu 500/tháng ??? Đây là điều luật gì ạ???

    Trả lờiXóa
  2. Các cô ơi, gv mầm non khổ quá ! Hãy trả lại công bằng cho gv mầm non

    Trả lờiXóa
  3. đvới ngành học mầm non Ở việt nam thì thông tư hay quy định gì thì chỉ là quy định nằm trong tủ cho đủ hsơ thế thôi chứ có ai thèm thực hiện mà thực hiện thì nguồn lực ở đâu ra trong khi cứ nói nghề mn đặc thù nó thế trẻ thì quá tải gv thì thiếu. Nếu Bộ nào đã ra được thông tư thì phải xem có khả thi k phải giám sát xem các chủ lđ có thực hiện k. Chứ cứ kiểu tùy thuộc vào đk từng trường, hiệu trưởng thì gvmn chẳng khác nào nghề ôsin các bộ ạ.

    Trả lờiXóa
  4. Bạn nói rất đúng. Việc của các ông bên trên laˋ đưa ra qđ, thông tư còn thực hiện thiˋ chả thấy đâu. Kiểu như đẻ con xong vứt đấy ko nuôi, ko co´ trách nhiệm ấy.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. giáo viên mầm non đi sớm về muộn,làm vc vất vả chẳng ai biết cả,đến bữa cơm cũng tệ bạc chỉ có 1 món ăn duy nhất,hnào cũng như ăn chay,các cô ăn nvay lấy sk đâu mà chăm các con,đi thì bắt đi sớm, về bắt hết giờ hành chính 1-2 trẻ cũng ko dc về sớm phải 5h mới được về

    Trả lờiXóa
  9. Giáo viên mầm non vất vả. Thời gian lv nhìu hơn so vs các ngành khác nà vẫn k đủ ăn. K đc coi trọng và lương thì thấp.bao giờ lương giáo viên mầm non mới đủ nuôi sống gd đây.

    Trả lờiXóa
  10. Dạ cho phép em hỏi là đối với ngành học mầm non thì thiên về chăm sóc-giáo dục hay thiên về hồ sơ sổ sách ạ. Chế độ trợ cấp, lương, thưởng hằng tháng k đủ tiền đi chợ, tiền mua sữa cho con mà trên đòi hỏi quá nhiều như vậy liệu có ai còn "yên tâm công tác" như trong các cuộc họp hằng tháng mà cấp trên cứ ra rả đọc...

    Trả lờiXóa